1. Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
Hằng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, người dân nhiều nơi trên cả nước lại hân hoan tổ chức Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, trong đó có bà con tỉnh Kiên Giang. Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương tỉnh Kiên Giang được tổ chức trang trọng tại Khu di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương của huyện Tân Hiệp.
Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động thiết thực mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Phần lễ bao gồm các nghi thức dâng hương, lễ viếng, rước dâng lễ vật, biểu diễn múa lân, múa hát. Phần hội diễn ra sôi nổi, hào hứng với nhiều hoạt động thú vị như hội thi sinh vật cảnh, hội thi chim, làm bánh chưng, đờn ca tài tử, đua xe đạp, trò chơi dân gian…
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương (Ảnh sưu tầm)
2. Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn
Với bà con ngư dân vùng biển, Nghinh Ông là một trong những lễ hội truyền thống quen thuộc được tổ chức hằng năm để bày tỏ lòng biết ơn với thần Cá Ông cũng như cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, thuyền cá đầy khoang. Ở Kiên Giang, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức tại Hòn Sơn thuộc xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Lương.
Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn diễn ra vào ngày 15 – 16/10 âm lịch, bao gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ gồm lễ cúng thỉnh các vị thần, lễ nghinh ông và lễ chánh tế. Về phần hội, nhiều hoạt động thú vị hấp dẫn diễn ra sôi nổi với sự tham gia đông đảo của người dân địa phương.
Lễ hội Nghinh Ông Hòn Sơn (Ảnh sưu tầm)
3. Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Kiên Giang thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi về tham dự. Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, lễ hội được tổ chức từ ngày 27 – 29 tháng 8 âm lịch tại Khu di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực, huyện Rạch Giá.
Bên cạnh 3 nghi lễ chính là lễ nghinh sắc, lễ chánh tế và lễ hậu phối thì lễ hội còn diễn ra các hoạt động giải trí thú vị như trò chơi dân gian, hội thi ẩm thực, hội thi cây cảnh, biểu diễn hát bội, cải lương, múa lân…
Lễ hội Nguyễn Trung Trực (Ảnh sưu tầm)
4. Lễ hội đua thuyền Phú Quốc
Trở thành nét đẹp văn hóa thể thao truyền thống đáng trân trọng, giữ gìn và phát triển, lễ hội đua thuyền Phú Quốc được tổ chức để chào mừng ngày lễ 30/4 Giải Phóng Miền Nam. Thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân xứ đảo, lễ hội diễn ra nhằm mục đích tạo sân chơi giải trí cho trai tráng trong vùng sau thời gian làm việc vất vả.
Lễ hội thường được tổ chức ở bãi biển Dinh Cậu với sự tranh tài của nhiều đội chơi. Đội chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng từ ban tổ chức. Vào ngày diễn ra đua thuyền, người dân du khách tập trung đông đúc hò reo cổ vũ náo động cả một vùng biển yên bình.
Lễ hội Đua Thuyền Phú Quốc (Ảnh sưu tầm)
5. Lễ kỷ niệm ngày hy sinh Mai Thị Nương
Lễ kỷ niệm ngày hy sinh Mai Thị Nương là hoạt động ý nghĩa được bà con nhân dân huyện Giồng Riềng tổ chức nhằm tri ân những công lao của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương đã bỏ xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Lễ kỷ niệm được tổ chức vào ngày 12/10 hằng năm tại Nhà bia tưởng niệm Mai Thị Nương của huyện Giồng Riềng. Ngày lễ diễn ra trang trọng với các nghi thức Chánh bái – Tế lễ, lễ dâng hương và các hoạt động như: Hội chợ thương mại Nông nghiệp, Hội trại ẩm thực, Giải đua ghe ngo mở rộng, Triển lãm ảnh ngoài trời, chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian, giải bóng chuyền, Hội thi tiếng hát Nông dân…
Lễ kỷ niệm ngày hy sinh Mai Thị Nương (Ảnh sưu tầm)
Kết thúc hành trình khám phá các lễ hội độc đáo ở Kiên Giang, chúng ta không chỉ cảm nhận được sự phong phú và đa dạng trong các truyền thống văn hóa, mà còn thấy rõ tinh thần đoàn kết và lòng tự hào của người dân nơi đây. Từ các nghi lễ trang trọng đến các hoạt động vui tươi, mỗi lễ hội đều mang đến những trải nghiệm quý giá và sâu sắc. Những sự kiện này không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của vùng đất này mà còn khơi dậy niềm tự hào và gắn kết cộng đồng. Khi ánh đèn lễ hội tắt dần, dư âm của những ngày lễ sẽ vẫn còn vang vọng, nhắc nhở chúng ta về giá trị văn hóa truyền thống và sự gắn bó giữa con người với di sản văn hóa của Kiên Giang.